VŨ ĐÌNH CƯỜNG

VIẾT VĂN, THƠ, NHẠC, HỘI HỌA

VŨ ĐÌNH CƯỜNG viết về giáo xứ TÂN HƯNG – XÓM MỚI

VŨ ĐÌNH CƯỜNG viết về giáo xứ TÂN HƯNG – XÓM MỚI

 

GIÁO XỨ TÂN HƯNG – XÓM MỚI

55 NĂM – HÌNH THÀNH VÀ SỐNG ĐẠO

------------------------------------------------------      

       Giáo xứ Tân Hưng – hạt Xóm Mới nằm trên địa bàn hành chính hai phường 15 và 16 quận Gò Vấp. Thành lập vào mùa Thu 1955, chỉ sau giáo xứ Hoàng Mai trong mười giáo xứ từ buổi đầu nhập trại định cư Xóm Mới: Hoàng Mai, Tân Hưng, Trung Bắc, Bắc Dũng, Tử Đình, Hợp An, Thái Bình, Lạng Sơn, Hà Đông và Hà Nội. Trên dải đất rộng thuộc xã An Nhơn, dần dần thêm nhiều dân nhiều xóm…, Xóm Mới mang địa danh từ đó. Giữa năm 1956, thêm giáo xứ Thạch Đà, và năm 1965 đến 1976 lại thêm các giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, An Nhơn, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Lam Sơn. Như thế, hạt Xóm Mới có 15 giáo xứ, là giáo hạt nhiều giáo xứ nhất trong toàn giáo phận.      

       Tên gọi Tân Hưng nghĩa là Hưng Hóa mới; khi ấy hai Cha tiên hành Gioan Phan Trọng Kim, Giuse Mai Xuân Hòa, thầy già Phêrô Phan Văn Sài và đa số giáo dân đều thuộc gốc địa phận Hưng Hóa. Ban đầu, mỗi gia đình được cung cấp vật liệu để dựng một căn nhà bằng gỗ, vách đất mái gianh. Là đồng bào di cư từ các làng quê miền Bắc nên sơ khởi khai hoang trồng lúa gạo, hoa màu hoặc đào ao nuôi cá…, ngoài ra những người trẻ xin làm công tại các vùng lân cận. Thuở đó, đường giao thông thuận lợi vì giáo xứ nằm sát hương lộ nối dài Gò Vấp đi Hóc Môn, song song nhánh Vàm Thuật thuộc sông lớn Sàigòn, mang đầy phù sa vun xanh ngát ruộng đồng.

 

 * VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN

       Để nơi thờ phượng khả thi sau tháng năm dài lưu chuyển, hai Cha Gioan Kim và Giuse Hòa tạm dựng ngôi nguyện đường cho giáo dân đọc kinh cầu khẩn và xem lễ hàng ngày. Cuối năm 1955, nhà nhà tương đối ổn định thì việc rất quan trọng là giáo dục con em, không chỉ cần chữ nghĩa mà lễ giáo phải đi đầu, bởi Tiên học lễ, hậu học văn thật vậy. Một dãy nhà chín phòng mang tên Trường Tiểu học Duy Chính hoàn thành cho các lớp Mẫu giáo đến lớp Nhất (lớp Năm), học hai buổi sáng chiều. Rồi từ hơn hai trăm mái ấm chia thành bốn khu và tuyển chọn Ban đại diện hàng khu: khu Duy Tân, khu Tân Hợp, khu Bắc Hợp và khu Đông Thịnh; gợi lên ý nghĩa cầu mong mọi thành phần dân Chúa luôn đoàn kết, thuận hòa, ngõ hầu giáo xứ ngày càng phát triển.

       Do những chủ chăn tận tình, lo toan hết mình vì đoàn chiên nên ngay khi thành lập, các vị đã gắn bó với người dân dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu tính đầy đủ từ năm 1955 đến nay, lần lượt tám Cha về trông coi giáo xứ: Gioan Phan Trọng Kim, Giuse Mai Xuân Hòa, Giuse Nguyễn Văn Hựu, Giuse Đỗ Sỹ Vịnh, Antôn Trần Văn Phán, Phêrô Dư Tác Thiện, Giuse Đỗ Hữu Ngoạn và Phêrô Nguyễn Văn Thiềm. 

 * HỢP TÌNH THÊM SỨC MẠNH

       Tháng 9 năm 1962, Cha Phêrô Dư Tác Thiện nhận chánh xứ, trước hết cho xây lại nhà xứ như bình diện hiện hữu. Riêng ngôi nhà thờ được thay mái bằng tôn, vách trát xi măng, thật ra đang xuống cấp trầm trọng. Giáo dân đông lên do nhiều người đồng hương khắp chốn về gia nhập giáo xứ, trong đó phải kể đến các người đồng hương Trung Lao, Báo Đáp (Nam Định), Đạo Truyền, Tiên Lý (Hà Nam), Đồng Xá (Hải Phòng), Đan Tràng (Hưng Yên) cùng chung tay góp sức. Việc quyết định xây mới ngôi nhà thờ ắt cần thiết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của giáo dân. Thánh đường thiết kế hai gian cung thánh và bảy gian cộng đoàn kèm gác đàn dưới cuối, với bốn mái lợp tôn, tường gạch. Mặt tiền trông đơn giản nhẹ nhàng, chính giữa chạm nổi hoa văn hàng ký tự: A 1964 D (Anno Domini), nghĩa là thượng lương hoàn thành năm 1964 Thiên Chúa lịch.      

       Sau khi khánh thành nhà thờ, đài Đức Mẹ Lộ Đức trước mặt nhà xứ cũng hoàn thiện không lâu. Tiếp đến thực hiện kỳ công một gác chuông bên cạnh cao mười thước gồm ba trụ sắt hình chữ I dài suốt, nhưng thể theo hướng dẫn của nhà chuyên môn chỉ sử dụng hai trụ, khiến dáng hình thanh thoát, sinh động mà bền vững… Vào trung tuần tháng Năm mùa Hoa 1991, một cơn lốc xoáy cực mạnh (sấm sét) cắt ngang thân phượng vĩ làm đổ sập hoàn toàn tháp đài kiên cố, mặc nhiên Mẹ nữ vương nguyên vẹn mãi tinh tuyền. Cứ theo dòng thời gian dẫu thăng trầm biến đổi, quanh đây đã biết bao lớp người nhận muôn vàn ơn phúc.

                   

                  Mẹ vẫn đứng nhìn theo con khuất bóng

                     Nỗi bi sầu len nhẹ trái tim côi

                     Thuyền xa khơi sóng mãi ở bên đời

                     Hoa thắm sắc về đây đồng kính Mẹ”.

 

       * KIÊN TÂM ĐỒNG PHỤNG SỰ    

       Ngày 17 tháng 8 năm 1975, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm phụ tá giáo xứ Hà Đông về nhận chánh xứ Tân Hưng, là người xuất thân từ giáo xứ này. Cuộc mưu sinh gian truân mấy nỗi những năm liền sau đấy; thiếu thốn đủ hình thức, gắng cùng nhau khắc phục. Mười bảy năm qua mau, giáo dân ngày gia tăng mà nhà thờ xấp xỉ tuổi ba mươi. Bằng nỗ lực đóng góp lâu dài, kiến trúc ngôi thánh đường lần nữa trở nên hiện thực. Lễ Đặt viên đá đầu tiên vào ngày 27 tháng 9 năm 1992, do Cha Tổng đại diện Gioan B. Huỳnh Công Minh chủ sự. Lễ Tạ ơn vào ngày 6 tháng 6 năm 1993, do Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ sự. Lễ Khánh thành vào ngày 16 tháng 10 năm 1994, do Đức Giám mục phụ tá Louis Phạm Văn Nẫm chủ sự. Toàn bộ sân đường chung quanh được trải bê tông hóa nhựa dầy cả tấc, thánh đường mới xem như khá bề thế, khang trang và hoàn chỉnh. Diện tích gần năm trăm thước vuông, trong đó có ba gian lầu gồm một gian gác đàn và hai gian cộng đoàn.     

       Hội đồng giáo xứ Tân Hưng qua các nhiệm kỳ, làm việc đắc lực với Cha xứ trên mọi phương diện. Trước đây còn thấy các tu sĩ phụ giúp; làm trưởng đoàn Giáo lý viên như thầy Giuse Đinh Hiền Tiến, nay là Cha chánh xứ Phú Thọ Hòa; diễn trình tín lý như thầy Phêrô Trịnh Hồng Hải, nay là Cha giáo Đại chủng viện Thánh Giuse – Sàigòn; chuyên chăm lo các thiếu nhi, phụng tự giáo xứ hết lòng như các nữ tu Mến Thánh giá cộng đoàn Thủ Thiêm. Còn Hội trường nhà xứ hoàn thành năm 1989 nhân kỷ niệm ngân khánh nhà thờ, hữu ích mọi sinh hoạt giáo xứ cùng hiếu hỷ gia đình. Thực chất, thủ tục giấy tờ lên xuống lắm nhiêu khê, may nhờ tâm phúc mới êm xuôi tốt đẹp. 

       * NHẪN NẠI VÀ HY SINH     

       Ngày 13 tháng 8 năm 1994, công trình nữa cần nhắc đến là kỳ đài Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và cổng tam quan tại nghĩa trang mau chóng nhậm thu nhân lễ mừng bổn mạng, một giải pháp hữu hiệu nhằm di dời tượng Mẹ cách xứng đáng, thỏa trăn trở bấy lâu. Nơi này hàng trăm người thân yêu trong giáo xứ đang an nghỉ ngàn Thu; cũng nơi này – hồi tháng Ba năm ngoái – hoàn thành đài Thánh cả Giuse.         

       Các đoàn thể của giáo xứ gồm có Huynh đoàn Đaminh, Hiệp hội Thánh Mẫu, Ca đoàn (Cécilia, Thiếu nhi, Gia trưởng), Nhóm Giáo chức, Ban Thánh hóa gia đình, Gia đình Lêgiô, Nhóm Đức Mẹ Mễ Du, Ban Mục vụ giới trẻ, Ban Giáo lý viên, Ban Xã hội và Ban Văn hóa giáo dục. Hiện diện năm 1980 tới 1995, Ban Thanh niên với bốn tiểu ban các khu quen mưa nắng, nhẫn nại, hy sinh; xuyên suốt chuỗi hành trình, Ban này hằng dấn thân, ân cần phục vụ.                   

       Lại bàn về xuất thân từ giáo xứ này, ngoài Cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm (là chánh xứ lâu nhất toàn giáo phận) còn có các Cha: Antôn Ngô Văn Hữu (chánh xứ Hải Xuân, kiêm hạt trưởng Vũng Tàu), Giuse Nguyễn Văn Am (Giám học SDB Thủ Đức), Giuse Vũ Liễu (Mục vụ truyền giáo tại Hoa Kỳ) và Giuse Đồng Minh Hiệp Độ (Hội Thừa sai VN, thụ phong linh mục ngày 25.5.2010 vừa qua tại Nhà chung Phú Cường)… Vẻ vang thay, Tân Hưng còn phát sinh nhiều tu sĩ nam nữ: Maria Đỗ Thị Thư, Maria Lê Thị Hội, Cécilia Nguyễn Thị Mạnh Đễ, Têrêsa Nguyễn Thị Phượng, Anna Lê Thị Tình, Anna Lê Thị Định, Lucia Nguyễn Thị Kim Loan, Maria Vũ Thị Như Lan, Maria Vũ Thị Hồng Thủy và Vinhsơn Nguyễn Anh Tài. 

       * TIN MỪNG TRONG YÊU THƯƠNG      

       Tân Hưng giao lưu các giáo xứ và tham gia hoạt động giáo phận. Thường xuyên công tác từ thiện nhằm nhường cơm sẻ áo đến người nghèo, bệnh tật, gặp thiên tai bão lũ và những hoàn cảnh khó khăn khác… Năm qua, đã hỗ trợ để xây dựng hoặc trùng tu các nơi: Dòng Mến Thánh giá Kiên Lao (Bùi Chu), Trung tâm mồ côi khuyết tật (Nghệ An), nhà thờ Sa Cát (Thái Bình), nhà thờ Phụng Hiệp (Hậu Giang), hai nhà thờ Phú Lương và An Bình (Bình Phước)… Sắp tới, nhân lễ kính Thánh Martin (3.11); được sự chỉ đạo chặt chẽ của Cha xứ và điều hành tất đạt bởi Ban Xã hội, giáo xứ sẽ tích cực ủng hộ dồi dào hơn: hỗ trợ xây dựng Dòng Thừa sai Bác ái giáo phận Vinh (Hóc Môn); hỗ trợ xây dựng nhà thờ Cái Răng (Cần Thơ), Đắk Nhau (Bình Phước), Cây Cam (Bình Dương), Tân Bình (Nam Định). Đặc biệt, sẵn sàng giúp đỡ các bệnh nhân nan y trên Tây Nguyên, và cách riêng, các Cha già hưu dưỡng ở ngay giáo phận mình.     

       Hơn ba trăm gia đình hưởng hồng ân Thiên Chúa, Tân Hưng sống chan hòa tình thương, bác ái, thực thi Phúc Âm giữa mọi người. Hè đi, Thu sang, Đông tàn rồi Xuân lại đến; từng đàn chim tha phương bay về tìm bến cũ, hát điệp khúc hân hoan.

 

                                                                                   Vs.VŨ ĐÌNH CƯỜNG

                                                                                   (Tháng Mân Côi 2010) 

 * Xin góp nhặt vài tâm tình nhỏ bé, kính mong quý vị cao minh chỉ giáo và cảm thông.

Topic: VŨ ĐÌNH CƯỜNG

Date: 2011-07-10

By: Dinh Thien Phuong

Subject: Xin chia se

Bài viết hay, có giá trị, công phu. Nhưng có một chi tiết xin tác giả vui lòng kiểm tra lại, đó là hạt Xóm Mới không phải hạt có đông giáo xứ nhất Giáo phận mà chỉ đứng thứ 4, sau Hóc Môn (19 xứ), Chí Hòa và Tân Sơn Nhì (đồng 17 xứ). Về Giáo dân thì hạt Xóm Mới cũng chỉ đứng thứ 2, sau Tân Sơn Nhì.
Xin cảm ơn tác giả về bài viết

VŨ ĐÌNH CƯỜNG

NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG GIÁ

         Tôi không khái niệm người thầy nào trái tính trong suốt...

ĐỒI THÔNG NHỚ - thơ

ĐỒI THÔNG NHỚ - thơ

Chiều đứng lại bên đồi thông gió lộng Em ngâm thơ trong tiếng sáo anh buồn Anh bảo rằng đôi mắt đó...

VŨ ĐÌNH CƯỜNG

VIẾT VĂN, THƠ, NHẠC, HỘI HỌA

Search site

TIU S GIÁO X                 ĐN THÁNH TRUNG LAO

ĐỒNG HƯƠNG   CẬP NHẬT

SINH HOẠT QUÊ NHÀ

 KỆ TỦ

T.LAO (NÉT HOA)   

FILE MP3.download

 NẠP NĂNG LƯỢNG 

 ĐỌC & NGẪM

TIỀN NHÂN

 NGƯỜI CAO TUỔI